Tủ bếp công nghiệp ngày nay sở hữu sự đa dạng về mẫu mã và giá thành. Hơn nữa, chúng rất được ưa chuộng bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp là gì? Câu trả lời dành cho bạn sẽ được OHALEN chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Đôi nét về dòng tủ bếp gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là dòng vật liệu được dùng khá phổ biến trong các sản phẩm mội thất hay các công trình trang trí nội thất. Đặc biệt trong mảng thiết kế, thi công nội thất tủ bếp. Gỗ công nghiệp thường được chia làm hai nhóm chính gồm MDF và MFC. Người ta thường sản xuất gỗ công nghiệp nhờ một số loại gỗ như keo, bạch đàn, cao su… theo dây chuyền hiện đại.
Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp ra thành phẩm thường đạt độ bền ổn định, tính thẩm mỹ cao, nhiều người ưa chuộng. Tủ bếp gỗ công nghiệp được tạo thành bởi hai yếu tố là cốt gỗ và bề mặt.
- Cốt gỗ: Hai dòng cốt gỗ phổ biến là MDF và MFC. Trong đó MFC làm thùng tủ và MDF làm cánh tủ.
- Một số vật liệu làm bề mặt tủ gồm Acrylic, Veneer, Laminate, Melamine… Đây đều là chất liệu được nhập khẩu nên màu sắc khá đẹp, thu hút người dùng.
Tủ bếp gỗ công nghiệp khá đa dạng mẫu mã
Tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp
Có thể bạn chưa biết, các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới giá thành cũng như độ bền sản phẩm. Chính vì vậy, chọn loại gỗ phù hợp là điều người dùng cần chú trọng.
Gỗ công nghiệp MFC làm tủ bếp
Đây là dòng ván gỗ dăm, gồm gỗ MFC loại thường và MFC chống ẩm. Gỗ tạo thành từ những cây gỗ ngắn ngày như cao su, bạch đàn, keo… Sau đó nghiền thành dăm gỗ, trộn với keo kết dính và chất phụ gia rồi nén ép thành từng tấm gỗ khác nhau.
Gỗ MFC làm tủ bếp có thể chống ẩm, chịu lực tốt, cứng chắc. Gỗ có nhiều màu do bề mặt phủ nhiều loại. Tuy nhiên, do gỗ chống nước không quá tốt nên bạn cần hạn chế để tủ bếp trực tiếp tiếp xúc với nước.
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF được dùng khá phổ biến hiện nay. Do là ván gỗ bột nên người dùng có thể quan sát khá rõ nét bằng mắt thường. Độ bền và chất lượng của gỗ công nghiệp MDF vượt trội hơn so với gỗ MFC. Khả năng chịu lực của gỗ MDF khá cao, độ bền khoảng 10 – 20 năm, không bị co ngót hay cong vênh do thời tiết.
Gỗ công nghiệp MDF được OHALEN xử lý kỹ càng trước khi làm tủ bếp
Với loại gỗ MDF cốt xanh có thể chống ẩm và chống trầy xước khá tốt, theo thời gian không bị cũ, dễ lau chùi. Đặc biệt bề mặt gỗ MDF còn được phủ nhiều màu sắc giúp tăng thêm tính thẩm mỹ. Tuy gỗ MDF chống ẩm mốc tốt nhưng độ chống nước chưa thực sự nổi bật. Do đó, bạn nên hạn chế để tủ tiếp xúc với nước.
Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF đang là một trong các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp nhiều người ưa chuộng. Gỗ sản xuất bằng bột gỗ tự nhiên, xử lý với nhiều chất phụ gia giúp chống mối mọt, tăng độ cứng… Bột gỗ trộn cùng chất phụ gia và keo rồi mang ép dưới nhiệt độ có áp suất lớn tạo thành từng tấm ván gỗ HDF.
Sau khi bề mặt gỗ HDF xử lý sẽ phủ thêm Melamine kết hợp cùng sợi thủy tinh tạo lớp phủ trong suốt. Mục đích giúp cho vân gỗ không bị bay màu, cố định hơn, không bị trầy xước hay môi trường tác động xấu. Gỗ công nghiệp HDF nhẹ hơn gỗ tự nhiên, không bị mối mọt hay cong vênh, cách âm và cách nhiệt tốt.
HDF là một trong các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp phổ biến
Gỗ Plywood
Gỗ Plywood còn được gọi là ván ép, gỗ ép từ miếng gỗ lạng mỏng từ những loại gỗ tự nhiên. Dòng gỗ này thường đi kèm chất liệu phủ bề mặt Veneer tạo ra cho tủ bếp các đường vân gỗ đơn giản và mộc mạc. Tủ gỗ bếp ván ép sở hữu khả năng chống trầy xước tốt, thẩm mỹ cao, chịu lực ổn.
Thông tin về các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp đã được OHALEN chia sẻ phía trên. Để có thể sở hữu cho căn bếp của mình mẫu tủ bếp ấn tượng, bền đẹp, bạn nên liên hệ với OHALEN nhé. Chúng tôi là đơn vị chuyên thi công, thiết kế các mẫu tủ bếp công nghiệp lẫn tự nhiên được nhiều khách hàng tin tưởng, hứa hẹn sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng nhất.